Email: ceohalovi@gmail.com
(+84) 905-666-307Danh sách mailing
Đăng ký danh sách gửi thư của chúng tôi để nhận các cập nhật và ưu đãi mới nhất.
Tháp Bằng An là công trình có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Ngọn tháp mang dáng vẻ trầm mặc này dù đã trải qua hàng nghìn năm tuổi với nhiều biến cố nhưng vẫn lưu giữ được nét kiến trúc cổ xưa.
Chuyến du lịch Quảng Nam với việc ghé thăm tháp Bằng An sẽ giúp thỏa mãn những ai yêu thích khám phá nền văn hóa Chăm với nhiều điểm độc đáo. Đây là một trong những tháp cổ của người Chăm hiện còn sót lại đến ngày nay.
Khi đi du lịch Hội An, ngoài khám phá phố cổ, du khách thường kết hợp tham quan các thắng cảnh gần đó như biển An Bàng, Thánh địa Mỹ Sơn… Ngoài ra, tháp Bằng An cũng là một địa điểm được nhiều người quan tâm đến văn hóa Chăm lựa chọn dừng chân.
Lịch sử tháp Bằng An được kể lại qua nhiều giai thoại truyền miệng trong dân gian. Có truyền thuyết kể rằng, tháp Bằng An Quảng Nam được xây dựng xuất phát từ cuộc thi giữa người Chăm và người Việt nhằm chứng tỏ khả năng xây tháp cao của mỗi bên.
Lúc bấy giờ, người Chăm dựng tháp bằng gạch, người Việt lại dùng tre. Kết quả, dù tháp của người Việt cao hơn nhưng lại nhanh chóng bị đổ bởi gió bão còn tháp gạch của người Chăm vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
Theo bản thuyết minh về tháp Bằng An từ các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Chăm Pa, ngọn tháp này được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ IX đầu thế kỷ thứ X dưới triều đại của vua Bhadravarman.
Theo nội dung trên bia ký tìm được tại ngọn tháp này, vua Chăm Bhadravarman II đã cho xây dựng một đền thờ là Linga Paramesvara để dâng lên Isanesvara. Ý nghĩa của tháp Chăm lúc này dùng làm nơi thờ cúng, tế lễ của người Chăm với bàn thờ thần Shiva – vị thần bảo vệ người dân và vương quốc Chăm.
Du khách khi ghé thăm tháp chăm Bằng An sẽ được tìm hiểu về văn hóa Chăm Pa phong phú, đa dạng về chất liệu và loại hình đến từ những tác phẩm điêu khắc trên gạch, đá sa thạch, gốm…
Qua nhiều biến động thời gian, tháp Bằng An đã bị tàn phá không ít nhưng giá trị vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Ngôi tháp cổ Chăm Pa này là hiện thân cho những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Khi được nghe giới thiệu tháp Bằng An, du khách sẽ hiểu được về bố cục của ngọn tháp này với hai phần gồm tiền sảnh và điện thờ. Mỗi khu vực đều được thiết kế công phu, tỉ mỉ với những đường nét đậm sắc màu Chăm Pa.
Phần tiền sách khá dài với cửa ra vào chính đặt ở hướng Đông và hai bên là hai cửa phụ đã được trùng tu thành cửa sổ vào năm 1940. Đế của tiền sảnh cao 3m, loe rộng hơn các đường giật của khối xây và kết thúc bằng các gờ chạy ngang xung quanh.
Thân tiền sảnh tạo thành từ các góc tường thẳng đứng với bên trên thiết kế như một đài hoa. Phần mái mang hình khối chóp, bốn mặt cong thu dần về phía đỉnh. Dù phần đỉnh đã bị sạt lở, các chi tiết trang trí ở cạnh cũng không còn nhưng phần tiền sảnh của tháp vẫn còn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
Điện thờ được xây dựng theo hình bát giác và không được trang trí các yếu tố tượng trưng như: cột ốp, cửa giả, hoa văn. Phần đế, thân bát giác, mái hình chóp tạo bởi tám mặt cong thu dần về phía đỉnh. Hình dáng của điện thờ tựa như một khối Linga khổng lồ cao 20m với các mặt gợi sự liên tưởng đến hình ảnh Yoni.
Bên trong điện đặt một linga bằng đá - biểu tượng của thần Shiva nhưng hiện nay chỉ còn lại bệ thờ. Bên ngoài tháp đặt hai pho tượng Gajasimha đeo lục lạc - những vị thần bảo vệ tháp bằng sa thạch. Có thể nói, tháp Bằng An chính là tác phẩm điêu khắc bằng gạch lớn nhất trong lịch sử điêu khắc Chăm Pa thể hiện bộ ngẫu tượng sinh thực khí Linga – Yoni.
Nguồn: https://vinpearl.com/vi/thap-bang-an-di-tich-lich-su-cham-pa-doc-dao-nghin-nam-tuoi-gan-hoi-an
Chat with AI