Email: ceohalovi@gmail.com
(+84) 905-666-307Danh sách mailing
Đăng ký danh sách gửi thư của chúng tôi để nhận các cập nhật và ưu đãi mới nhất.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa, tên gọi khác là Cổ viện Chàm.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm nằm tại ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, đối diện với Trung tâm Truyền hình Việt Nam, rất dễ tìm đường cho các du khách muốn đến tham quan. Nơi đây là một trong những địa chỉ Check-in Đà Nẵng mang giá trị văn hóa - lịch sử được đông đảo du khách trong và ngoài nước lựa chọn.
Vương quốc Chăm Pa từng tồn tại và phát triển rực rỡ qua nhiều thập kỷ (Ảnh: sưu tầm)
Bảo tàng hiện là nơi lưu giữ các hiện vật văn hóa Chăm Pa lớn nhất cả nước, với tổng diện tích lên tới 6.673m2. Trong đó, 2.000m2 được sử dụng để trưng bày các di vật cổ, còn lại là bộ sưu tập tranh ảnh, tài liệu quý hiếm bậc nhất về nền văn hóa Chăm.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng chính thức mở cửa cho công chúng tham quan từ năm 1919. Hàng vạn du khách đến đây mỗi năm để tìm lại dấu ấn của vương quốc Chăm hưng thịnh một thời, với giá trị văn hóa lịch sử và tinh hoa nghệ thuật điêu khắc độc đáo.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm chính thức được xây dựng từ năm 1915, tuy nhiên “nền móng” cho công trình này đã được thực hiện qua nhiều năm trước đó. Cụ thể, việc thu thập các tác phẩm điêu khắc Chăm đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX bởi những người Pháp yêu khảo cổ học, đặc biệt là những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO).
Tất cả các hiện vật được tìm thấy được tập trung tại một địa điểm, thời bấy giờ gọi là công viên Tourane. Ý tưởng xây dựng bảo tàng để bảo vệ và trưng bày dấu tích của nền văn minh Chăm Pa cũng manh nha từ đây.
Công viên Tourane - nền móng của bảo tàng sau này (Ảnh: sưu tầm)
Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện nay vẫn giữ được lối kiến trúc như ban đầu (Ảnh: sưu tầm)
Bảo tàng Điêu khắc Chăm là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử. Lối kiến trúc và điêu khắc độc đáo của người Chăm Pa không chỉ thu hút người Việt mà đông đảo du khách nước ngoài cũng bày tỏ hiếu kỳ về một nền văn minh cổ xưa.
Bảo tàng được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair, dựa trên gợi ý của Henri Parmentier, chủ nhiệm Khoa Khảo cổ của Viện EFEO về việc sử dụng các đường nét của đền tháp Chăm Pa kết hợp với lối kiến trúc Gothic châu Âu.
Kiến trúc của bảo tàng kết hợp đường nét của Chăm Pa xưa và châu Âu (Ảnh: sưu tầm)
Khu nhà chính nổi bật với mái vòm hình vòng cung, đầu nhọn, giúp bảo tàng nổi bật giữa lòng thành phố. Các gian phòng của tòa nhà được thiết kế mở với nhiều cửa sổ, đảm bảo các khu trưng bày được chiếu sáng tự nhiên. Đặt chân vào khuôn viên bảo tàng, du khách sẽ nhận thấy một bầu không khí cổ xưa với các khối kiến trúc cổ điển, tường vàng nhuốm màu rêu phong và sắc trắng tinh khôi của giàn hoa sứ.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 500 cổ vật được trưng bày, số còn lại được lưu trữ cẩn thận trong kho.
Các tác phẩm điêu khắc này hầu hết đều nguyên bản, được làm trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng. Chúng có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV và phản ánh rõ nét đời sống văn hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người Chăm Pa. Phần lớn tác phẩm miêu tả các vị thần trong Ấn Độ giáo như: thần Shiva, thần rắn Naga, thần hạnh phúc Laksmi,...
Bên cạnh đó là các tác phẩm có nội dung gần gũi với cuộc sống. Không chỉ độc đáo về chất liệu, các tác phẩm tại bảo tàng còn thể hiện đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc ở cả tạo hình, nội dung và tư tưởng.
Hoa văn, họa tiết chạm tinh tế đậm nét đặc trưng của dân tộc Chăm (Ảnh: sưu tầm)
Các cổ vật này được xếp vào các phòng trưng bày theo khu vực địa lý mà chúng được khai quật như: Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... Cách phân chia này không chỉ giúp du khách thuận tiện tham quan mà còn dễ dàng nhận biết dấu ấn riêng của kiến trúc Chăm theo từng địa phương.
Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng, hiện có 3 cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ Tát Tara.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 gồm các bức chạm thể hiện sinh động cảnh sinh hoạt trong rừng của các tu sĩ Ấn Độ giáo (Ảnh: sưu tầm)Đài thờ Trà Kiệu là kiệt tác bất hủ của nghệ thuật điêu khắc Chăm. Các chi tiết được chạm trổ trau chuốt, tỉ mỉ đến từng milimet (Ảnh: sưu tầm)Tượng Bồ tát Tara là tác phẩm được làm bằng đồng duy nhất của Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Với chiều cao 1.148m, đây cũng là bức tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật điêu khắc Chăm tính đến thời điểm hiện tại. Bằng những đường nét chạm trổ tinh tế, tượng Bồ tát Tara toát ra vẻ đẹp uy nghi và siêu thoát (Ảnh: sưu tầm)
Nguồn: https://vinpearl.com/vi/doc-dao-bao-tang-dieu-khac-cham-da-nang-noi-luu-giu-qua-khu-vang-son
Nơi lưu giữ những tượng đá do người chăm cổ xây dựng điêu khắc để lại. Nói đây có nhiều tượng có tổi đời cả ngàn năm, có báu vật quốc gia đang trưng bày ở đây.
Nô đây đang lưu giữ cổ vật quốc gia tượng bồ tát và nhiều cổ vật thuộc kiến trúc chăm cổ trong đó có những hiện vật có tuổi đời hơn ngàn năm
Chat with AI