Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

80 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam - View on map
2 Reviews

Description

Bảo tàng gốm sứ Hội An được hình thành từ năm 1995. Hiện nay, bảo tàng là nơi lưu giữ hơn 400 hiện vật tìm thấy tại các điểm khảo cổ của phố Hội. Những cổ vật này phản ánh sinh động về gốm sứ mậu dịch trên biển ở thời điểm Hội An còn là thương cảng lớn thu hút sự giao thương giữa các thuyền Đông - Tây - Á - Âu.

Trong hành trình du lịch Hội An, du khách không nên bỏ lỡ trải nghiệm tại Bảo tàng gốm sứ Hội An được xây dựng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản. Đến với bảo tàng, du khách không những được chiêm ngưỡng nhiều cổ vật quý giá mà còn có thể nghe những câu chuyện về lịch sử của thương cảng Hội An một thời hưng thịnh. 

1. Bảo tàng gốm sứ Hội An ở đâu?

  • Địa chỉ: 80 Trần Phú, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Điện thoại: 02353 862944

Bảo tàng gốm sứ Hội An được nhớ đến với hình ảnh căn nhà gỗ hai tầng giản dị nằm ngay tuyến đường trung tâm phố cổ. Thiết kế ngôi nhà mộc mạc, tỏa ra nét trầm lặng, an nhiên như người dân nơi đây. 

Căn nhà được xây dựng từ năm 1920 và được trùng tu vào năm 1994 nhằm mục đích sử dụng như bảo tàng lịch sử Hội An chuyên về gốm sứ. Nơi đây lưu giữ hàng trăm hiện vật gốm cổ xưa có niên đại từ thế kỷ VIII-XVIII của Việt Nam cũng như các món gốm cổ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Bảo tàng gốm sứ Hội AnMột góc mộc mạc bên trong bảo tàng (Ảnh: sưu tầm)

2. Giờ mở cửa và giá vé tham quan Bảo tàng gốm sứ Hội An

  • Thời gian mở cửa: 7h đến 21h các ngày trong tuần. Bảo tàng đóng cửa vào ngày 15 hàng tháng để thực hiện công tác tu sửa, chỉnh trang.
  • Giá vé vào cổng: 

o   Giá vé dành cho khách nội địa: 80.000 VNĐ/người/lượt.

o   Giá vé dành cho khách nước ngoài: 120.000 VNĐ/người/lượt.

3. Lịch sử hình thành Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Giai đoạn thế kỷ XVI và XVII là thời kỳ hưng thịnh của các đô thị nước ta. Bước sang thế kỷ XVII và XVIII, Việt Nam ghi nhận sự xuất hiện của rất nhiều kiều dân từ Trung Quốc, Nhật Bản đến buôn bán và định cư. Tiếp sau đó là các thuyền buôn từ Bồ Đào Nha, Hà Lan cũng đến giao thương tại Hội An vào những năm 1963. Điều này đánh dấu một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Hội An khi được xem là một trong những thương cảng phát triển nhất thời kỳ này.

Bảo tàng ở Hội An là ngôi nhà hai tầng bằng gỗ xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX. Nhà được chia làm 3 phần theo lối kiến trúc điển hình của nhà cổ Hội An: gian trước, gian sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh ở sau cùng. 

Bảo tàng gốm sứ Hội AnThương cảng Hội An hưng thịnh thời bấy giờ (Ảnh: sưu tầm)

Ngôi nhà này được trùng tu vào năm 1994 và sử dụng làm Bảo tàng gốm sứ Hội An vào năm 1995 như một nơi trưng bày hiện vật và kể các câu chuyện lịch sử của bến cảng Hội An. 

Ngôi nhà này ngoài là nơi lưu giữ các cổ vật còn là địa điểm du lịch Hội An nhiều du khách ghé thăm để nghe kể về những câu chuyện của thương cảng Hội An một thời. Đây cũng là minh chứng cho sự phát triển quan hệ giao lưu văn hóa - kinh tế của Việt Nam với quốc tế cũng như thể hiện tầm quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển thời bấy giờ. Vì vậy, bảo tàng này còn được biết đến với cái tên là Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An.

4. Khám phá Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

4.1. Hiểu hơn những câu chuyện của nghề làm gốm sứ 

Nếu du khách là người đam mê tìm hiểu lịch sử phố Hội, ngoài ghé thăm Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An, Bảo tàng Hội An chuyên về đồ cổ bằng gốm này cũng là địa điểm không nên bỏ qua. 

Bảo tàng gốm sứ Hội AnKhu vực trưng bày cổ vật theo phong cách hiện đại (Ảnh: sưu tầm)

Tại đây, bạn sẽ có cái nhìn bao quát nhất về nghề gốm. Hiện tại, bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày hơn 450 hiện vật gốm sứ từ thế kỷ VIII - XVIII. Đây là các mẫu vật được người Việt cũng như người Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Cận Đông khi xưa để lại. 

Những mẫu đồ cổ như chén, đĩa có niên đại hàng trăm tuổi tuy một số đã vỡ, không còn nguyên vẹn như trước nhưng vẫn có thể giúp người xem cảm nhận những nét đặc trưng độc đáo trong thiết kế với sự kết hợp màu sắc tinh tế. Những cổ vật này gần như khơi gợi trọn vẹn những điều xưa cũ của Hội An hưng thịnh xưa “cửa ngõ của Đàng Trong, thông thương với thế giới bên ngoài”. 

4.2. Các hiện vật gốm sứ tại bảo tàng

Bảo tàng gốm sứ Hội An là một địa điểm thú vị giúp du khách có cái nhìn khái quát nhất về hoạt động thương mại gốm sứ nhộn nhịp thời bấy giờ. Những hiện vật như bát đĩa, chén rượu, ấm trà, bình hoa, tranh gốm sứ... với niên đại hàng trăm năm tuổi có hình dạng, kích thước khác nhau đều được tìm thấy ở đây. Những cổ vật gốm sứ Hội An là minh chứng cho sự tài hoa, khéo léo của người Việt từ hơn 2000 năm trước. 

Bảo tàng gốm sứ Hội AnNhững chiếc bình cổ còn giữ được khá trọn vẹn hình dáng  (Ảnh: sưu tầm)

Bảo tàng gốm sứ Hội An còn trưng bày rất nhiều món cổ vật do thương nhân thế giới thời xưa mang đến. Đặc biệt là những món đồ gốm sứ cổ Trung Quốc. Du khách có thể chiêm ngưỡng những món gốm sứ cổ thời Minh, gốm sứ cổ thời Thanh vô cùng quý hiếm và được bảo tồn gần như nguyên vẹn. 

Bảo tàng gốm sứ Hội AnCác món đồ gốm cổ với hoa văn vẫn còn khá rõ nét (Ảnh: sưu tầm)

Ngoài ra, tại Bảo tàng gốm sứ Hội An còn lưu giữ những hiện vật khai quật từ tàu buôn bị đắm tại biển Cù Lao Chàm. Theo ghi chép, tàu trong lúc đi về phía Nam gần đến vùng Cù Lao Chàm thì bị tai nạn và chìm xuống biển. Thân tàu đã nhanh chóng chìm vào lớp bùn, một phần thân và lườn tàu vẫn còn nguyên vẹn.

Rất nhiều cổ vật có kiểu dáng quen thuộc của đồ gốm Việt Nam như đĩa, bình có kích thước lớn, trang trí hoa văn thảo mộc vẫn còn giữ hình dạng ban đầu khi được trục vớt. Những món đồ này có niên đại thế kỷ XV -XVI và được các lò gốm ở miền Bắc Việt Nam sản xuất. 

Bảo tàng gốm sứ Hội AnNhững chiếc bình, ấm hoa văn tinh xảo  (Ảnh: sưu tầm)

Trong số đó, đáng chú ý là một số món đồ gốm lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam như một chiếc bát hoa lam vẽ rồng. Các chuyên gia cho rằng đây là những món gốm sứ Trung Quốc cổ xưa đang theo tàu buôn chở đi xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á.

Ngoài tham quan các hiện vật, du khách khi đến Bảo tàng gốm sứ Hội An có thể thưởng thức tranh ảnh, các mô hình tái hiện về lịch sử hình thành, các hoạt động thương mại theo từng giai đoạn lịch sử của Hội An. Khu trưng bày này như làm sống lại những hình ảnh hào hùng của Hội An khi xưa, giúp du khách hiểu và yêu thêm lịch sử của vùng đất này.

Bảo tàng gốm sứ Hội AnKhu vực tái hiện hoạt động khi xưa của Hội An tại Bảo tàng gốm sứ Hội An (Ảnh: sưu tầm)

5. Lưu ý khi tham quan Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Khi tham quan Bảo tàng gốm sứ Hội An, du khách cần tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy:

  • Mua vé tham quan
  • Ăn mặc lịch sự khi tham quan bảo tàng
  • Không sờ vào hiện vật
  • Những hành vi gây hư hại tài sản trong bảo tàng cần bồi thường 
  • Giữ gìn vệ sinh chung 
  • Nếu có góp ý, yêu cầu, du khách có thể liên hệ với nhân viên quản lý hoặc ghi vào sổ

Nguồn: https://vinpearl.com/vi/bao-tang-gom-su-hoi-an-lich-su-ruc-ro-cua-gom-thuong-mai-viet

Location

Reviews

4,0/5

Very Good
From 2 reviews
Excellent
0
Very Good
2
Average
0
Poor
0
Terrible
0
Showing 1 - 2 of 2 total
Puby Trieu
12/12/2022 18:09
Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch

Hôm mình đi Hội An mua vé vô tham quan mấy địa điểm trong khu phố cổ, mình thích mấy đồ gốm sứ nên ghé vào bảo tàng này xem. - Không gian ở đây khá cổ và rộng, có cả tầng 2, các đồ gốm sứ được trưng bày trong tủ kính, có nhiều đồ gốm sứ còn có bảng lịch sủ bên cạnh để giải thích về nguồn gốc. - Mình thấy có rất nhiều bình lọ, bé xíu nhìn xinh lắm, mà không biết thời xưa người ta dùng để đựng gì, có khi là đựng mỹ phẩm, trang sức gì đó. - Ở đây còn có mua đồng tiền may mắn lucky coins theo tuổi của mình nhé, tuổi nào thì là có hình con vật đó.

Tra Tran
12/12/2022 18:09
Bảo Tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An

Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An 80 Trần Phú, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Bảo tàng được hình thành năm 1995 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản tại ngôi nhà hai tầng tiêu biểu với ban công bằng gỗ được xây dựng vào khoảng năm 1920. Có thể thấy được tổng thể không gian điển hình của kiến trúc nhà cổ ở Hội An được chia làm 3 phần: nhà trước, nhà sau và nhà cầu. Sân trời được bố trí giữa nhà trước và nhà sau, bếp và khu vệ sinh được bố trí phía sau cùng. Với 368 hiện vật có niên đại từ thế kỉ IX-X đến thế kỉ XIX được tìm thấy ở các điểm khảo cổ tại Hội An đã phản ánh sinh động về con đường gốm sứ mậu dịch trên biển vào các thế kỉ trước - khi Hội An còn là tụ điểm giao lưu thương mại trên biển của các thương thuyền Đông-Tây-Á-Âu.

You must log in to write review
Giá vé
From 80.000 ₫
Loại hình du lịch

System Admin Verified

Member Since May 2022

Message host

You might also like...

Phố cổ Hội An

From 0 ₫

Thánh địa Mỹ Sơn

From 100.000 ₫

Quang Nam
Thánh địa Mỹ Sơn
20 Reviews
from
100.000 ₫
Cù Lao Chàm

From 70.000 ₫

Quang Nam
Cù Lao Chàm
21 Reviews
from
70.000 ₫
Bảo tàng văn hóa sa huỳnh

From 80.000 ₫

from
80.000 ₫
2 Reviews
Messages {{unread_count}}
Chat with: {{currentConversation.display_name}}
{{chat.display_name ? chat.display_name[0] : ''}}

{{chat.display_name}}

You: {{chat.last_message.content}}

{{chat.unread_count }}

Chat with AI