Email: ceohalovi@gmail.com
(+84) 905-666-307Mailing List
Sign up for our mailing list to get latest updates and offers.
I. Địa điểm: - Nằm dọc theo quốc lộ 1A, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. - Từ phố cổ Hội An đi khoảng 30 phút ra quốc lộ 1A, đến xã Điện Phương, gần cầu Câu Lâu cũ. II. Lịch sử hình thành và phát triển: Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề. Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Danh tiếng của làng nghề không còn bó hẹp trong địa phận của Quảng Nam – Đà Nẵng mà nó đã vươn ra xa khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ niềm trung du phía Bắc cho đến vùng rừng núi xa xôi. Ngày nay với vị trí địa lý thuận lợi, nằm kề bên Quốc lộ 1A, nằm trên trục nối hai Di sản Văn hoá Thế giới: Đô thị cổ Hội An và Khu đền Tháp Mỹ Sơn; cùng với danh tiếng có từ lâu đời, ngành du lịch những năm gần đây đã đưa làng nghề đúc đồng Phước Kiều trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn. Đặc biệt, tháng 10/2006 làng nghề đúc đồng Phước Kiều đã được Tổng cục Du lịch chọn làm điểm tham quan của các Bộ trưởng Du lịch tham dự Hội nghị APEC 2006. III. Nét hấp dẫn: Với thanh âm huyền hoặc, chiêng Phước Kiều đã có trong lễ hội khắp nơi và điều tạo nên tiếng tăm cho làng nghề này đó chính là nghệ thuật thấm âm. Một âm thanh trầm trầm lan toả trong không gian, liền sau đó một âm thanh cao hơn từ từ vang lên mỗi lúc một lớn dần…như thanh âm của núi rừng vọng lại. tiếng chiêng nhỏ dần rồi mất hút giữa không gian tỉnh lặng. Đó là tiếng thụng oang hay thụng ngoao của chiêng Phước Kiều. Để làm ra được một chiếc chiêng có âm thanh đạt tiêu chuẩn như vậy phải trải qua rất nhiều công đoạn. Việc đầu tiên là làm khuôn, gồm khuôn ngoài và cốt trong. Khuôn ngoài nếu làm cẩn thận có thể dùng được đến hai tháng, còn cốt trong thì mỗi lần đúc chiêng đều phải phá bỏ. Đất sét được ngồi chung với trấu theo một tỉ lệ nhất định, nhiều hoặc ít trấu đều làm cho khuôn mất đọ bền, ảnh hưởng đến chất lượng chiêng sau này. Khuôn làm xong được đưa vào lò nung chín một ngày. Khuôn ra lò bị nứt nẻ phải xốm, trát lại kỹ càng, đưa vào nung thêm một ngày nữa. Trước khi làm cốt trong, phải làm vành trên khuôn ngoài, đây là một công đoạn quan trọng, gọi là lấy thịt, quyết định cho độ dày mỏng và đọ tráng đều của chiêng sau này. Sau đó là đun đồng, gọi là cơi, đồng nóng chảy là đến gian đoạn xuống cơi. người thợ dùng bẹ dừa nhúng nước tạt lên lửa, nghe xèo một tiếng. Kẹp hai lớp vải dày lên hong nồi, với một vẻ chú tâm đặc bệt đến nghiêm trang, họ bắt đầu rót đồng vào khuôn. một chất lỏng sền sệt màu vàng được bao bọc một làn khói trắng mỏng mảnh, từ từ bò ra khỏi nồi chui vào miệng khuôn. Khuôn đầy việc đúc đồng đã qua giai đoạn căng thẳng nhất. Phải đợi lúc phá cốt trong, lấy chiêng ra mới biết chiêng đạt yêu cầu kỹ thuật hay không. Chiêng phải phẳng đều, đọ dày mỏng phải như nhau trên khắp mặt chiêng… Đúc chiêng việc đúc đồng quan trọng nhất là giai đoạn cuối cùng: lận tiếng hay lấy tiếng, công việc lận tiếng này tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng vùng nơi dùng chiêng sau này. Như người A Sao, A Lưới (Huế) hay Hiên, Giằng (Quảng Nam) chuộng chiêng có 2 giọng, ngân dài từ thụng và chấm dứt bằng oang, người Trà My lại thích chiêng có một giọng, vang lên thật to, ngân nga nhỏ dần rồi dứt…Người kinh mua chiêng dùng trong tế lễ, gọi là chiêng việc tộc, chọn loại có tiếng ngân dài là tốt. Người dân tộc kỹ tính hơn, họ đến thử chiêng ngay tại làng. IV. Hoạt động có thể tổ chức: Đến với làng đúc đồng Phước Kiều, ngoài việc mua sắm các vật dụng, hàng lưu niệm du khách còn có cơ hội được trực tiếp tham gia các công đoạn sản xuất của nghề đúc đồng và được xem các nghệ nhân biểu diễn các loại nhạc cụ cồng chiêng do chính mình khai sinh ra và đặc biệt, du khách còn được lắng nghe những những âm thanh tuyệt vời phát ra từ những dụng cụ này. Âm thanh làm nên cái hồn của tiếng chiêng Phước Kiều. V. Thực trạng: Hiện nay, làng nghề đúc đồng Phước Kiều có trên 20 hộ tham gia sản xuất với hơn 100 lao động, ngoài việc đúc các sản phẩm truyền thống làng nghề còn đúc các sản phẩm phục vụ lễ hội, nhà thờ, chùa .. và sản xuất các vật dụng thông thường trong đời sống như lư hương, chân đèn, nồi niêu, chảo ..
Cheap travel, very enthusiastic and friendly guide
Cheap travel, very enthusiastic and friendly guide
Chat with AI